?>

Kinh nghiệm đổ mặt epoxy cost gỗ đúng quy trình từ dân chuyên

Quá trình pha và đổ Epoxy Resin yêu cầu sự chính xác, tỉ mỉ để lớp keo tạo thành đúng với các chi tiết trong thiết kế. Mặt epoxy cost gỗ thường sẽ không thể tách ra khỏi lớp gỗ. Do đó, trước khi đổ keo lên mặt epoxy cost gỗ Hà Nội, các bạn cần lưu ý những điều dưới đây.

Kinh nghiệm đổ mặt epoxy cost gỗ đúng quy trình

Tỉ lệ pha keo 

Không giống như những loại keo khác, loại keo epoxy này được chia làm 2 loại, bao gồm dung dịch keo và dung môi hóa rắn chất lỏng. Để sử dụng keo epoxy, chúng ta cần phải trộn 2 dung dịch trên vào với nhau theo đúng tỉ lệ 3:1. Tỉ lệ 3:1 có nghĩa là cứ 3 phần keo epoxy bạn cần cho thêm 1 phần dung môi hóa rắn chất lỏng để khuấy đều với nhau. 

Trong quá trình pha keo, các bạn lưu ý nhẹ tay để đảm bảo hỗn hợp trộn dung môi và keo epoxy không bị sủi bọt. Việc hỗn hợp bị sủi bọt sẽ dễ khiến cho lớp keo epoxy trên bề mặt bị rỗ và không được mịn màng.

Sử dụng chất chống dính bôi trước lên bề mặt gỗ

Keo epoxy rất dính, nhất là trong quá trình hóa rắn. Do đó, để có thể dễ dàng bóc lớp khuôn bên ngoài ra khỏi lớp keo epoxy sau khi đã hóa rắn, chúng ta nên bôi trước một lớp keo vào khuôn tạo sẵn, nơi bề mặt tiếp xúc với keo epoxy. Lớp chống dính này vừa có tác dụng giúp quá trình tách khuôn dễ dàng, vừa có tác dụng giảm tình trạng hỗn hợp keo sủi bọt, gây ra nhiều lỗ hổng keo epoxy. 

Vệ sinh và xử lý sơ qua bề mặt gỗ nếu không muốn keo epoxy sủi bọt

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt gỗ trước khi để keo epoxy

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt gỗ trước khi để keo epoxy

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bề mặt keo epoxy xuất hiện những hạt bọt. Có thể do trong quá trình khuấy hỗn hợp, chúng ta khuấy quá mạnh khiến bọt xuất hiện hoặc có thể do chúng ta không vệ sinh và xử lý sạch sẽ bề mặt gỗ trước khi đổ keo epoxy. Chính vì thế, để thành phẩm đạt được chất lượng tốt nhất, trước khi đổ keo epoxy lên mặt epoxy cost gỗ, các bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ cũng như xử lý bề mặt gỗ sao cho nhẵn mịn nhất có thể.

Không vét keo epoxy 

Trong quá trình pha và đổ keo epoxy, chúng ta thường vét lớp keo cuối cùng được đựng trong bình như một thói quen. Tuy nhiên, thói quen này có thể phá hỏng thành phẩm ngay lập tức. Lớp keo ở dưới cùng thường là lớp keo cứng do chưa thực sự tan hết trong dung môi. Nó sẽ khiến cho một góc trên bề mặt gỗ không thể khô. Do đó, khi đổ keo epoxy xuống mặt gỗ, các bạn đổ tự nhiên và không nên vét lớp keo epoxy cặn cuối cùng. 

Trọng lượng keo tối đa cho mỗi lần pha là không quá 2kg

Mỗi tác phẩm sẽ cần một lượng keo epoxy khác nhau. Có thể đối với một vài tác phẩm đơn giản, bạn chỉ cần khoảng 1 – 1,5kg sơn, cũng có thể đối với một vài tác phẩm khác, bạn cần tới 2-3kg sơn.

Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết nhưng trọng lượng keo tối đa cho mỗi lần pha là không quá 2kg. Dù tác phẩm của bạn cần hơn 2kg, hãy cố gắng chia đều trọng lượng keo thành nhiều lần và tránh pha quá 2kg keo trong một lần nhé.

Độ dày của từng lớp keo epoxy không nên quá dày

Độ dày của lớp keo càng lớn thì độ đẹp, sống động của các chi tiết trên mặt bàn gỗ càng kém. Lớp keo càng mỏng thì mặt bàn càng sáng, bóng và đẹp hơn.

độ dày lớp keo epoxy

Độ dày lớp keo epoxy nên vừa đủ

Theo đó, tiêu chí độ dày của từng lớp keo epoxy thường là nhỏ hơn 5mm. Nhiều bạn đổ keo epoxy rất dày khiến cho mặt bàn không được sáng dù đã đánh bóng. Thậm chí, mặt epoxy cost gỗ còn dễ bị bong nếu chúng ta đổ lớp keo quá dày. 

Keo đã pha không để được lâu

Thông thường, khi bạn đã pha keo và dung môi hóa rắn, chúng ta phải đổ keo ngay sau khoảng 5-7 phút trộn keo xong, không để keo trong vòng 3 tiếng. Nếu bạn chưa pha hỗn hợp keo, keo có thể còn tác dụng trong vòng 6 tháng. 

Không để thành phẩm tiếp xúc với nhiệt độ cao

Ánh nắng quá gay gắt không hề tốt đối với các loại keo epoxy. Do đó, đối với các mặt epoxy cost gỗ, các bạn nên để trong nhà và hạn chế để bàn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là vào mùa hè. Tương tự, đối với hỗn hợp keo epoxy, các bạn nên bảo quản chúng trong môi trường mát mẻ ít ẩm.

Sử dụng đồ bảo hộ 

Keo epoxy trước khi hóa rắn là một hỗn hợp hóa chất. Chúng ta không nên tiếp xúc trực tiếp với chúng để bảo vệ làn da và sức khỏe. Trong quá trình thực hiện đổ keo epoxy, các bạn nên bịt khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ để đảm bảo keo epoxy không bị dính vào người.

đồ bảo hộ khi đổ keo epoxy

Mang bao tay bảo hộ khi tiếp xúc với keo epoxy

Thực hiện chống ẩm, mốc cho bề mặt gỗ

Đã có khá nhiều người thực hiện đổ keo epoxy nhưng chưa thực sự đảm bảo độ bền cho bề mặt gỗ khiến bề mặt gỗ bị ẩm, mốc sau thời gian sử dụng lâu dài. Do đó, để đảm bảo chất lượng của mặt bàn epoxy, trước khi đổ keo, các bạn cần thực hiện một số biện pháp chống ẩm, mốc cho bề mặt gỗ này. Bạn có thể dùng sơn chống ẩm và chống mối mọt để sơn trước một lớp. Sau đó, bạn hãy đổ keo epoxy sau khoảng 12 tiếng sơn lớp sơn chống ẩm, chống mối mọt. 

Ngoài ra, các bạn còn cần đánh bóng bằng máy đánh bóng hoặc giấy nhám sau khi đổ keo epoxy. Làm như vậy, lớp keo epoxy mà bạn đổ mới có thể phát huy hoàn toàn tác dụng. 

Nếu các bạn chưa biết cách đổ, pha keo Epoxy, hãy tham khảo hướng dẫn của chúng tôi ở các bài viết trước. Chắc hẳn, sẽ có một vài bạn không muốn tự làm và sẵn sàng để mua các mặt epoxy cost gỗ chất lượng. Hãy đến với Ruby Home – đơn vị cung cấp mặt epoxy cost gỗ Hà Nội cực kỳ uy tín. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 0977 812 366 hoặc email noithatrubyhome@gmail.com để nhận báo giá và được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Bài viết liên quan

phone zalo back to top
?>